Quốc hiệu Nhà_Hạ

Trong lịch sử, triều Hạ được gọi quen là "Hạ" (夏)[tham 16] Liên quan đến nguồn gốc tên gọi "Hạ", trong giới học giả chủ yếu có 10 loại thuyết[chú thích 7], trong đó quan điểm có độ khả tín cao nhất nhận định rằng "Hạ" là chữ tượng hình tượng trưng cho vật tổ của tộc Hạ.[chú thích 8][tham 31] Tư Mã Thiên chép chữ "Hạ" (夏) là danh hiệu bộ lạc do 12 thị tộc tổ thành: Tự tính Hạ hậu thị, Hữu Hỗ thị, Hữu Nam thị,[chú thích 9] Châm Tầm thị, Đồng Thành thị, Bao thị, Phí thị,[chú thích 10] Kỉ thị, Tăng thị, Tân thị, Minh thị, Châm Quán thị[chú thích 11] Vua Hạ là thủ lĩnh của bộ lạc, do vậy sau khi kiến lập triều Hạ, lấy tên bộ lạc làm quốc hiệu.[tham 32] Trương Thủ Tiết thời Đường thì nhận định "Hạ" là do Đại Vũ thụ phong tại Dương Trạch làm "Hạ Bá", sau lấy làm tên. Lại có thuyết nói "Hạ" bắt nguồn từ địa danh "Hữu Hạ chi cư", "Đại Hạ" diễn biến thành tên bộ lạc, rồi trở thành quốc hiệu.[tham 16]